Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, độ bền cao lại tiết kiệm chi phí, trần bê tông mài hiện nay đã và đang trở nên phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng thấy sàn bê tông mài bóng ở nhiều nơi từ nhà ở cho tới các công trình nhà 2 tầng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn….Tuy nhiên để có một công trình chất lượng, thi công bê tông mài cần tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cả phần cốt và bề mặt hoàn thiện.
Trần bê tông mài là gì?
Mài trần bê tông là công tác sử dụng các máy mài bê tông chuyên dụng để mài bóc các lớp vữa thừa, làm phẳng nhẵn bề mặt trần bê tông. Công việc này trước khi tiến hành các biện pháp hoàn thiện trần bê tông như trần bê tông thô, sơn nước, sơn bả ma tít, làm khung thạch cao…
Quy trình thi công trần bê tông mài đủ bước
Quy trình thi công sàn bê tông mài bóng cần được thực hiện theo trình tự và đòi hỏi kinh nghiệm về công nghệ và tay nghề của thợ nhằm đảm bảo bề mặt sàn sau khi hoàn thiện sẽ có chất lượng tốt nhất. Một quy trình chuẩn gồm 7 bước:
Bước 1: Khảo sát, đánh giá tình trạng của sàn
Để có được bề mặt sàn tốt nhất, trước khi vào thi công cần kiểm tra tình trạng của sàn cụ thể : sàn mới hay cũ, đã được thi công biện pháp hoàn thiện nào chưa, bê tông có độ cứng bao nhiêu ( bình thường để tốt nhất cho việc đánh bóng thì nền cần có độ cứng giao động từ 250-400 mac). Việc tìm hiểu hiện trạng của sàn sẽ giúp việc thi công đạt hiệu quả.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Ở bước này, thợ thi công sẽ tiến hành loại bỏ đi lớp phủ hiện tại trong trường hợp sàn có lớp epoxy, lớp keo hay lớp phủ hóa chất khác. Sử dụng máy mài với loại đĩa hợp kim 30 grit.
Thực hiện trám trét, sửa chữa những vết nứt, rỗ lớn nếu có trên bề mặt.
Bước 3: Thực hiện mài sàn
Sử dụng máy mài bê tông kết hợp với đĩa mài hợp kim 50 grit để mài thô tạo độ phẳng cho bề mặt nền, tiếp đến sử dụng đầu đĩa kim cương 100 grit và tăng lên 150 grit nếu cần thiết. Độ phẳng của sàn sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của việc làm phẳng, làm nhẵn cho đến khi sàn bê tông lộ cốt liệu ra.
Tiến hành phun hóa chất thẩm thấu lên bề mặt sàn nhằm lấp đầy các lỗ rỗng của bê tông và làm tăng độ cứng, hạn chế các vết rạn nứt.
Tiếp theo sử dụng máy mài với đầu đĩa kim cương 200 grit để mài tinh và tăng lên các đầu số cao hơn là 400, 800….
Bước 4: Sử dụng hóa chất tăng cứng bề mặt
Sau khi thức hiện mài thô ban đầu, sẽ phủ một lớp hóa chất và bê tông gốc nhằm làm cứng bê tông, củng cố và tăng mật độ bề mặt, giúp bề mặt sàn nâng cao khả năng chống mài mòn, chịu va đập và chống trầy xước.
Bước 5: Tiếp tục đánh bóng bề mặt với đĩa kim cương
Chờ hóa chất ngấm vào bê tông, khoảng 30 phút sau khi bề mặt khô, tiến hành đánh bóng bề mặt sàn với đĩa kim cương 400 grit. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách, trong trường hợp cần độ bóng cao hơn thì tiếp tục tiến hành đánh bóng sàn bê tông bằng các đầu số cao hơn như 1200, 1500…
Bước 6: Phủ hóa chất bảo vệ bề mặt
Khi bề mặt sàn đạt độ bóng theo yêu cầu, có thể phủ thêm một lớp hóa chất bảo vệ bề mặt sàn để giúp sàn tăng cao độ bóng và chống bám bụi và rêu mốc xuất hiện.
Bước 7 : Hoàn thiện
Khi đạt được độ phẳng và bóng nhất định, để nâng cao chất lượng sàn, tiến hành đánh bóng thêm với đĩa kim cương 800 grit, sau đó phủ thêm một lớp mỏng hóa chất và đánh bóng với đĩa kim cương 1500 hoặc 3000 grit.
Lưu ý khi thi công bê tông mài
Khi bạn muốn thi công bê tông mài cho nhà đẹp thì cần phải lưu ý đến một số điểm sau đây:
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mài tường bê tông chuyên nghiệp
- Chuẩn bị công trình: Trước khi thi công, cần kiểm tra công trình để đảm bảo bề mặt bê tông đủ cứng, không có các chỗ lõm, lẻm, nứt nẻ. Nếu phát hiện những vấn đề này, cần khắc phục trước khi mài để tăng hiệu quả và chất lượng của sàn sau thi công.
- Bảo vệ các khu vực xung quanh: Bê tông mài tạo ra rất nhiều bụi và tiếng ồn. Vì vậy, cần bảo vệ các khu vực lân cận để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Đánh bóng theo từng giai đoạn: Quá trình mài bê tông thường được chia thành các giai đoạn khác nhau, cần tuân thủ đúng quy trình để đạt hiệu quả nhất.
- Cần sử dụng các máy móc và công cụ chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình thi công.
- Kiểm tra kỹ thuật sau khi hoàn thành, nếu phát hiện bất kỳ lỗi hay vết nứt nào, cần khắc phục ngay.
Trên đây là toàn bộ quy trình thi công trần bê tông mài bạn có thể tham khảo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.