Thi công tăng cứng sàn bê tông giúp cho bề mặt bê tông chống lại sự tác động của ngoại lực, môi trường và duy trì độ bền lâu trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, việc thi công tăng cứng cho sàn bê tông mài cũng rất đơn giản và việc bảo dưỡng cũng không cần quá nhiều thời gian.
Và hiện nay có 2 cách thi công tăng cứng phổ biến. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
02 phương pháp thi công tăng cứng sàn bê tông
Cách 1: Tăng cứng bằng bột tăng cứng bề mặt
Bột tăng cứng bề mặt thường được sử dụng bao gồm Sika xám hoặc Sika xanh và bột Hardener.
(1) Tiến hành rải lớp thứ nhất
Để tăng cứng cho sàn bê tông mài thì trước khi rải lớp thứ nhất ta cần xác định từng khu vực cần thi công trước hoặc sau sao cho phù hợp, tiết kiệm được nhân công và vật tư.
Chờ cho bê tông bốc hết nước ta tiến hành xoa lại bề mặt sau đó bắt đầu rải lớp sika thứ nhất. Sau khi nhận thấy lớp sika thứ nhất có màu sắc sẫm lại, nền bê tông đủ cứng để đi vào thì dùng bàn chà gỗ hoặc máy xoa sao cho đều bề mặt, bạn chỉ cần xoa vừa đủ để đem độ ẩm lên trên bề mặt.
(2) Tiến hành rải lớp thứ hai
Ngay sau khi mà bạn đã tiến hành xoa xong lớp thứ nhất của quá trình làm cứng sàn bê tông mài thì rải ngay lớp thứ hai lên bề mặt đang ẩm. Rải bù thêm vào những khu vực mà lớp thứ nhất còn thiếu. Ngay khi lớp thứ hai sậm màu lại do hút ẩm thì xoa ngay bề mặt bằng máy xoa.
Sau khi hoàn thiện xoa xong lớp Sika thứ nhất ta tiến hành rải tiếp lớp thứ hai trong lúc bề mặt đang có độ ẩm. Cần lưu ý dải bù vào những khu vực mà lớp thứ nhất còn thiếu cho đều màu. Cũng chờ cho lớp thứ hai sậm màu lại ta mới tiến hành dùng máy hoặc bàn xoa để xoa mặt.
Trường hợp khi tăng cứng cho sàn bê tông mài mà bạn muốn tạo nhám bề mặt chống trơn trượt thì cần phải tiến hành bảo dưỡng ngay sau lần xoa này mà không cần phải xoa thêm nữa.
Cách 2: Tăng cứng bằng hóa chất lỏng thẩm thấu
Tùy vào từng loại hóa chất tăng cứng (Phần lớn là nhập ngoại) sẽ có định mức khác nhau, về quy trình để làm cứng sàn bê tông mài thì tương đối giống nhau. Sau khi xoa sàn bằng bột tăng cứng bề mặt Hardener, bảo dưỡng sau đó một số ngày và tiến hành mài phá, đến tầm đầu số 100# hoặc 200# thì tiến hành lăn hóa chất tăng cứng lỏng, hóa chất sẽ thẩm thấu vào bê tông từ 5-8mm. Chờ khô và tiến hành mài tiếp các số để đạt độ mịn chỉ định.
Mẹo thi công tăng cứng sàn bê tông
Để có được kết quả nghiệm thu tốt nhất, bạn cần để ý tới một số vấn đề sau:
– Thông thường, sàn bê tông phải được xử lý với hóa chất tăng cứng ít nhất 14 ngày sau khi đổ sàn và xoa nền, muộn hơn càng tốt để các phản ứng thủy hóa đóng rắn bê tông xảy ra hoàn toàn.
– Các phụ gia tăng cứng bê tông không nên được thi công với bê tông tươi tại thời điểm bắt đầu đông kết, bởi vì bê tông vẫn đang trong tình trang bị bảo hòa hơi nước. Tình trạng bão hòa hơi nước này ngăn cản các chất tăng cứng thẩm thấu vào bê trong bề mặt sàn.
– Tình trạng bề mặt sàn trước khi thi công hóa chất tăng cứng sàn rất quan trọng. Các chất làm cứng bề mặt bê tông phải được thẩm thấu vào bên trong để tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học xảy ra nhằm làm cứng hóa và gia tăng mật độ bê tông, nhưng chúng không thể xâm nhập qua màng của các hợp chất đóng rắn. Nếu các hợp chất đóng rắn được sử dụng, nó phải được loại bỏ trước khi thi công tăng cứng bê tông.
– Bề mặt sàn bê tông phải được lau chùi sạch sẽ để mở các lỗ chân lông của bê tông cho phép các chất tăng cứng được thẩm thấu vào bên trong. Có thể sử dụng các hóa chất tẩy rửa và sau đó sử dụng vòi nước áp lực cao để rửa sạch bề mặt sàn.
– Một vài hóa chất tăng cứng sàn bê tông có chứa magnesium fluosilicates, là chất độc hại ở mức thấp. Khi thi công các hóa chất hardener này, phải mang đầy đủ đồ bảo hộ bao động như ủng, găng tay cao su, kính che mắt, khẩu trang. Các hóa chất này phải được tập trung để riêng và không để gần nước trước khi thi công.
Trên đây là những chia sẻ về thi công tăng cứng cho sàn bê tông mà bạn có thể tham khảo. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn kỹ càng.