Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch, mài mòn và đánh bóng các bề mặt sàn bê tông để tạo ra một bề mặt bóng đẹp, bền vững và dễ dàng vệ sinh. Quá trình này thường được áp dụng trong các công trình nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại hay các công trình công nghiệp.
Đánh bóng sàn bê tông là gì?
Bê tông có độ bền cao và chi phí bảo trì thấp. Vì vậy, việc lựa chọn bê tông để làm sàn cho công trình luôn được chủ đầu tư ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, sàn bê tông cũng có những khuyết điểm như bề mặt không bằng phẳng, thiếu độ bóng. Đứng trước những vấn đề trên, đánh bóng sàn chính là giải pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp.
Đây là công nghệ xử lý nền hiện đại nhất và được sử dụng ở nhiều nước phát triển. Kỹ thuật này sẽ mang lại cho sàn bê tông vẻ ngoài sáng bóng, mịn màng…và với chi phí thấp.
Dưới đây là một số lợi ích khác của sàn bê tông đánh bóng:
- Tăng độ bền và độ cứng cho sàn nhà
- Tiết kiệm chi phí bảo trì
- Đảm bảo đẹp và sang trọng
- Giúp giảm chi phí chiếu sáng nhân tạo
Quy trình đánh bóng sàn bê tông đúng chuẩn
Quá trình đánh bóng sàn bê tông là một công việc khó khăn và cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi đánh bóng Để đánh bóng sàn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tìm hiểu và thực hiện theo một số bước sau đây:
Bước 1: Xác định tình trạng sàn bê tông
Trước tiên, bạn cần phải đánh giá tình trạng của bề mặt bê tông. Sau đó, việc xác định độ cứng của bê tông cũng rất quan trọng. Thông thường, độ cứng dao động từ mác 250 – 400 sẽ là tốt nhất cho việc đánh bóng.
Bước 2: Vệ sinh sàn bê tông
Đừng quên tổng vệ sinh lại một lượt sàn bê tông để đảm bảo không có vết bẩn hoặc bụi ảnh hưởng đến quá trình đánh bóng.
Bước 3: Chuẩn bị hóa chất đánh bóng và các loại máy mài sàn bê tông chuyên dụng
Các chất sáp chuyên dụng tạo độ bóng cho sàn nhà.
Bước 4: Mài đánh bóng sàn để xử lý những vết lồi lõm
Với những sàn bê tông mới thi công, bạn sẽ phải dùng máy chà sàn với đầu số #50 và #100 để mài. Riêng những sàn bê tông cũ, bạn sẽ phải cần đến đĩa mài phá bỏ lớp phủ trên bề mặt. Sau đó tiến hành trám lại các vết nứt hay lỗ thủng.
Bước 5: Vệ sinh bề mặt sàn bê tông lại một lần nữa
Việc này sẽ giúp tăng độ bám dính cho các hóa chất tạo độ cứng và độ bóng cho sàn nhà.
Bước 6: Tiến hành đánh bóng
Lúc này, bạn sử dụng các loại hóa chất để sàn có độ bóng. Nếu muốn bề mặt sàn có độ bóng và độ phản quang tốt nhất, bạn cần phủ hóa chất trong 3 lần.
Bước 7: Bảo vệ bê tông sau khi đánh bóng
Sau khi đợi hóa chất khô, bạn vẫn nên tiếp tục dùng máy đánh bóng sàn chuyên dụng tốc độ cao như Camry BF 527, Supper Clean SC 1500… Những máy này sẽ giúp làm nhẵn bề mặt sàn hiệu quả.
Bước 8: Hoàn tất quá trình đánh bóng sàn và nghiệm thu
Lúc này, bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn lần cuối, trước khi nghiệm thu kết quả đánh bóng sàn.
Những điều nên và không nên khi đánh bóng sàn bê tông
- Kiểm tra độ phẳng của sàn bê tông, phán đoán độ lồi lõm cao thấp… Xác định đặc điểm bề mặt sàn, lên phương án thi công sau đó tiến hành thi công theo quy trình đánh bóng sàn bê tông mà chúng tôi đã nêu ở trên.
- Cần tìm hiểu các nghiệp vụ thi công khác của công trình này như: phun sơn nước lên tường, phun bột bả và các đơn vị thi công khác. Vì các chất liệu, vật liệu khác kể trên sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của bề mặt sàn, làm cho sàn không đều, đẹp và làm giảm tính thẩm mỹ của sàn khi thi công.
- Nếu đội thi công lần đầu thực tập cần cẩn thận trong từng bước thực hiện. Bởi nếu chỉ cần có một sai sót dù là sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi công và khó có thể khắc phục nếu không có đủ kiến thức chuyên môn.
- Luôn hút bụi bề mặt sau mỗi lần chà nhám sàn.
Nếu bạn cần dịch vụ mài sàn bê tông hoặc muốn biết thêm về dịch vụ này, vui lòng liên hệ với chúng tôi.