Đá mài nền là một dụng cụ đặc biệt được dùng để mài mòn, làm bóng, loại bỏ các vết bẩn, giúp sản phẩm làm ra đạt được tính thẩm mỹ cao. Để hiểu rõ hơn về đá mài và phân loại các loại của chúng, chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong bài viết này nhé.
Đá mài nền là gì?
Đá mài gắn kèm máy khoan, máy mài đã trở nên vô cùng quen thuộc trong các lĩnh vực như sản xuất đồ mỹ nghệ, gia công cơ khí, trong xây dựng,…
Đá mài được cấu tạo từ các hạt mài và chất kết dính. Những hạt mài này được làm từ kim cương, cao su, gốm,… Hiện nay, ngày càng có thêm nhiều loại hạt mài khác nữa được phân làm hai nhóm là hạt mài tự nhiên và hạt mài nhân tạo, ứng dụng đa dạng trong hoạt động sản xuất đá mài.
Phân loại đá mài nền
Phân loại theo vật liệu
Đá mài thép: thường được làm từ các hạt mài corindon với sức công phá lớn, thường được dùng để mài thô, mài các bề mặt kim loại như gang, thép, sắt, inox,…
Đá mài bê tông: có kích thước đa dạng, thích hợp làm phẳng bề mặt bê tông và các loại bề mặt kim loại như thép, sắt, inox,…
Phân loại theo kiểu mài
Đá mài bóng: được dùng để làm bóng nhiều loại bề mặt như sắt, thép, inox, gỗ, kính, hay bê tông, mang lại tính thẩm mỹ khi xây nhà xưởng.
Đá mài mịn: loại đá này có bề mặt mịn, dùng trong việc loại bỏ các vết bẩn, vết sơn cũ lâu ngày, chuẩn bị cho bước sơn, phủ vecni mới lên bề mặt sản phẩm.
Phân loại theo đường kính mài
Đá mài 100 mm được dùng cho các máy có đường kính cỡ 100 mm, dùng để mài mòn, tạo nhám, làm mịn bề mặt.
Đá mài 150 mm thường dùng hạt mài A30R, tạo độ mài mòn cao, giúp đánh bóng, làm sạch các vết bẩn trên bề mặt thiết kế xây dựng nhà máy rất hiệu quả.
Đá mài 200 mm thường được dùng để mài sắt thô.
Ngoài ra, trên thị trường còn có đá mài loại 3 m cấu tạo từ các hạt mài Cubitron II rất cứng, có khả năng chịu nhiệt tốt, bền bỉ, sắc bén.
Liệt kê các loại đá mài nền được tin dùng nhất
Đá mài Bavia kim loại Hải Dương V11A:
Thương hiệu: Hải Dương
Xuất xứ: Việt Nam
Đá mài Bosch 2608600263:
Thương hiệu: Bosch
Xuất xứ: Đài Loan
Đá mài hợp kim Makita D-18459 115 x 6 x 22 mm
Thương hiệu: Makita
Xuất xứ: Trung Quốc
>> Có thể bạn quan tâm: Quy trình thi công đánh bóng bề mặt bê tông từ A-Z
Tầm quan trọng của đá mài bê tông
Có thể nói, nếu không có đá mài thì thiết bị mài sàn bê tông sẽ không thực hiện được chức năng chính của nó. Nhờ có vật tư này mà quá trình làm nhẵn, đánh bóng mặt sàn trở nên dễ dàng và rút ngắn thời gian thi công.
Kỹ thuật mài sàn không đơn giản, vì đây là công việc chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, mỗi công đoạn mài sẽ có sự “tham gia” của từng loại đĩa mài, đá mài chuyên dụng để mang đến công dụng như mong muốn. Chẳng hạn quy trình mài sàn gồm có:
- Mài sạch lớp sơn cũ
- Mài hạ cốt
- Mài bỏ lớp vữa/ xi măng tồn động
- Mài đánh bóng
Đá mài sàn bê tông sở hữu kích thước và hình dáng nhỏ gọn nên di chuyển linh hoạt. Hơn hết, quá trình tháo lắp vật tư này cũng rất đơn giản và khá nhanh chóng nên được người dùng yêu thích. Đây cũng là lý do khiến đá mài hay đĩa mài trở thành phụ kiện đặc biệt quan trọng trong bộ máy mài sàn bê tông.
Khi đĩa mài đạt chất lượng và độ sắc bén tốt sẽ đáp ứng nhu cầu mài sàn của người dùng đồng thời độ hao mòn cũng thấp hơn. Kéo theo đó, quá trình mài sàn diễn ra nhanh chóng cũng như toàn bộ chi phí thi công giảm xuống đáng kể nhất.
Bài viết này đã tổng hợp các sản phẩm đá mài nền tốt nhất hiện nay. Hy vọng từ đây bạn có thể chọn mua sản phẩm như ý. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline để nhận tư vấn chuyên sâu.